Công ty đang đứng trước lựa chọn giữa hai ứng viên phát triển kinh doanh đầy kinh nghiệm, rất phù hợp với các giá trị văn hoá của tổ chức hiện hành.
Ứng viên A có khả năng phát triển tốt thị trường nội địa, nhưng chưa có kinh nghiệm tiếp cận thị trường quốc tế. Ứng viên B có tiềm nănng làm tốt phần ứng viên viên A đồng thời sở hữu kỹ năng giao tiếp ngoại ngữ xuất sắc, đã từng xây dựng thành công hệ thống đối tác và đội ngũ bán hàng quốc tế.
Cùng với chiến lược phát triển thị trường của công ty, việc tuyển dụng ứng viên B sẽ đem lại sự tăng trưởng doanh thu cao hơn so với lựa chọn ứng viên A. Thế nhưng, kế hoạch cũng như chi phí xây dựng đội ngũ mà B trình bày cũng đòi hỏi một mức chi ngân sách cố định hàng tháng cao hơn hẳn.

Trên đây là một bài toán nhân sự thường gặp. Tương tự như vậy, ở những tình huống kinh doanh khác, CEO luôn phải lựa chọn chi trước thu sau trong việc thực thi các quyết sách chiến lược đã đề ra. Việc triển khai thực thi hiệu quả chỉ có thể xảy ra khi có sự gắn kết đồng bộ giữa các chiến lược chức năng như thị trường, tài chính, hậu cần, nhân sự… Sự đồng bộ đó được qui về một mẫu số chung ở những con số tài chính giúp cho việc ra quyết định được minh bạch hơn, hợp lý hơn trong mục tiêu tối thượng là bảo vệ quyền lợi tối đa của cổ đông.
Một trong những mô hình tài chính cơ bản mà CEO cần phải nắm, cho phép họ cân đối giữa những nỗ lực mở rộng thị trường, tăng trưởng doanh thu và lợi nhuận cổ đông, đó chính là bài toán Đòn Bẩy Tích Hợp giữa hai cấp độ Hoạt Động và Tài Chính trong doanh nghiệp.